Video hướng dẫn thiết kế đầm chữ A cho bé
*Có thể bạn quan tâm: Khải giảng lớp dạy may tại Hà Nội
NỘI DUNG VIDEO:
Thiết kế đầm chữ A cho bé gái
P1: Thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái
Đầm hay còn gọi là váy chữ A cho bé gái 4 tuổi được rất được ưa chuộng. Những mẫu váy này thích hợp cho mọi lứa tuổi, dáng chữ A che đi nhiều khuyết điểm và giúp thân hình trở nên thon gọn, lịch sự.
Dưới đây, Trung tâm dạy cắt may ALA sẽ hướng dẫn bạn cách để thiết kế đầm chữ A. Ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu cách thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái 4 tuổi.
Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị một bảng thông số như trong hình. Bảng này có tất cả các số đo cơ thể tùy từng tuổi. Bạn dễ dàng nhìn thấy những số đo mà mình xác định thiết kế.
Trong bảng bao gồm các số liệu:
- Đốt sống cổ thứ 7 đến mặt đất, ký hiệu C7.
- Đốt sống cổ thứ 7 đến ngang gối (tức dài váy); đến ngang mông (tức dài áo). Nếu bạn muốn ngắn váy hơn gối bao nhiêu thì trừ, muốn dài hơn thì cộng.
Các bước tiến hành thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản
Bạn cần có đầy đủ thân trước, thân sau và tay. Sau đó, thiết kế qua các bước sau:
Thiết kế eo, nách, cổ
- Đường dài váy: Dựng 1 trục thẳng theo mép giấy, dựng 1 đường vuông góc với đường này, kí hiệu ở đoạn vuông góc là điểm A. Để điểm AG là điểm dài váy, đối với 4 tuổi là 57, thì ta để 57 = DV (dài váy).
- Hạ ngang eo: Đo hoặc lấy thông số có sẵn là 23cm, dùng thước vuông vã vuông góc và ký hiệu là D, cũng vuông góc.
- Hạ nách: Ta có công thức VN/4-CĐ từ 0-2. Ta may chất liệu không co dãn nên ta cộng. Trừ dành cho chất liệu co dãn.
Như vậy áp vào công thức ta có 4 tuổi =: 57/4+hạ nách vừa phải là 1 => =15,25cm. Hạ nách tùy đối tượng, ví dụ bắp tay to nhỏ thì bạn sẽ gia giảm tùy tỉ lệ. Kẻ xong ta được điểm AC.
- Rộng ngang cổ: AA1 1/5VC = Ta có 28/5 bằng 5,6 là điểm A1. Từ A1 kẻ 1 đường vuông góc với A.
- Hạ sâu cổ: AA2=1/5 VC, là 5,6 và ta kẻ 1 đường vuông góc vào thành A2.
Hai điểm A1 và A2 nối 1 điểm vuông góc là A3. Tiếp tục A1 và a2 kẻ 1 đường, lấy trung điểm của cạnh này là O. Nối O đến A3, trên đường OA3 lấy 1 cạnh trung điểm, ký hiệu là O1.
Tiếp tục, ta vẽ cong cổ đi qua A1, O1 và A2.
Thiết kế phần vai
- Từ điểm A lấy AB (AB=1/2 rộng vai).
- Vai ở đây là 28 = ½ RV (rộng vai) thì sẽ là 14cm. Đặt là B;
- Từ B lấy xuống B1 gọi là hạ xuôi vai. Với trẻ em 4 tuổi thì công thức 1/10 RV. Vai 28 thì từ đó ta có 2,8 là điểm B1.
- Sau đó ta nối từ A1 đến B1 có đường vai von thân trước.
- Từ B1 lấy vuông góc vào B2, có thông số 1,5cm.
- Từ đường 1,5 kẻ 1 đường vuông góc với C gọi là C1.
Thiết kế ngực
- Từ C lấy ra C2 =1/4 VN (vòng ngực) +- CĐ (cử động) từ 0-4. Đối với bé có chiều ngang lớn thì ta cộng nhiều 2 3 4. Bé gầy thì cộng ít lại.
- Cộng trung bình là ta cộng 2, ở đây ta được ngực 57/4 + 2=16,25cm. Ta có điểm C2.
- Trên đường C1 B2 lấy 1 trung điểm, ta gọi là B3. Từ B3 nối đến C2 lấy 1 điểm làm trung điểm là B4. Từ B4 kẻ với C1, trên đường này lấy 1 điểm làm trung điểm là B5.
- Tiếp theo ta vẽ 1 vòng nách đi qua B1, B3, B5 và C2
Lưu ý điểm B1 hướng điểm vuông góc.
Với những dáng suông thì các bạn từ điểm C2 kẻ 1 đường song song với AG xuống cạnh gấu luôn. Còn đối với dáng A thì từ cạnh kẻ 1 đường thẳng song song xuống đến gấu và cộng 1/10 vòng ngực để làm A.
Như vậy, ta làm dáng này ngang ngực là 16,25cm; Nếu là suông thì dưới này lấy 1 điểm G ra G1 =16,25. Kẻ từ C2 đến G1. Nếu là dáng A: Từ G1 ra G2 =1/10 VN. Ngực 57 nên ra sẽ là 5,7cm. Từ C2 kẻ 1 đường đến G2.
Thiết kế gấu và hoàn thiện thân trước
Đối với thân trước ta sẽ có xa gấu, xa gấu khoảng 1cm. Vẽ cong đến cạnh sườn, chếch sườn lên 0,7 để tạo sườn thành 1 góc vuông.
Tiếp tục lấy đường canh sợi chính giữa của thân trước. Ký hiệu TT. Nếu cạnh trước gập đôi ta x 1 và chuyển sang làm thân sau.
Như vậy, chúng ta vừa đọc và xem những hướng dẫn thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái 4 tuổi. Mời bạn xem thêm thiết kế thân sau và phần tay tại Phần 2 của bài viết.
Phần 2: Thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái 4 tuổi
Sau khi đã theo dõi và tìm hiểu thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản. Dưới đây, Trung tâm ALA sẽ hướng dẫn thêm cho bạn về cách thiết kế thân sau và tay của đầm.
Sau khi đã có thân trước ta sẽ đẩy hết các đường ngang song song ra.
Thiết kế thân sau
Đầu tiên ta vẽ các đường ngang A, ngang C, ngang D và cuối cùng là G.
Kẻ 1 đường trục giữa thân sau song song với AG, Ta có điểm A, C, D, G ký hiệu.
Tiếp tục, lấy rộng ngang cổ của thân sau = 1/5 VC (vòng cổ) là 5,6 ký hiệu là A1. Từ điểm A1 lấy lên A1, A2 vuông góc = 1/20 vai là 1,4cm, là A2. Ta vẽ trơn cổ từ A2 đến điểm A. Từ A lấy ra B là rộng vai (RV) chia 2 tức ta có 28/2 =14 ta có điểm B. Từ B lấy 1 cạnh vuông góc với đường AB, xuống 1,4 cũng là công thức V/20, gọi là B2=RV/20.
Từ A2 nối đến B2, từ B2 kẻ 1 đường vuông góc vào =1cm. Từ B3 kẻ 1 cạnh vuông góc với đường C, gọi là C1.
Trên đường ngang C ta sẽ lấy ngang ngực thân sau.
Ngang ngực lấy = thân trước hoặc nếu muốn cách điệu thì giảm đi hoặc tăng lên. VN/4+2 = 16,25cm. Ta có đường C1 đến C2. Trên đường C1 B3 lấy 1 điểm làm trung điểm là B4. Từ B4 kẻ nối đến C2, trên đường này lấy 1 điểm làm trung điểm, là B5. Từ B5 nối đến C1 và khoét sâu nách thân sau.
Ta tiến hành khoét sâu xuống ta chia 1/3 từ B5 xuống B6 = 1/3 của B5 và C1. Vẽ nách đi qua các điểm C2, B6, B4 và B2.
Tiếp theo với dáng suông giống như thân trước, thì ta lấy từ điểm G ra G1 = 16,25 . Ta có điểm G2 và G1 G2=VN/10 là 5,7cm, vừa có cả dáng suông và A. Mọi người có thể lựa chọn.
Từ G2 lấy giảm sườn lên 0,7 bằng với thân trước.
Thân sau không có xa gấu nữa. Mà từ cạnh gấp G đánh cong lên G2, hướng điểm vuông góc.
Hoàn thành xong các bạn cũng kẻ 1 đường cạnh sợi. Nếu cạnh này là đường gấp đôi, nếu tra khóa ta để dư ra 1 đến 1,5 phân. Đây ta để gấp đôi thì ta có 1 lá x 1.
Vậy là chúng ta đã thiết kế xong thân sau của đầm dáng A.
Thiết kế tay áo
Tùy độ dài mong muốn. Ở đây DT (dài tay) = 36 đối với 4 tuổi. Ta có thể muốn tay cộc ngắn hay dài đều được, ta đo ngắn đến đâu ta muốn sẽ là thông số DT.
Tiến hành gập đôi giấy, lấy 1 trục dài AG, trên AG lấy 1 đường vuông góc với nó – gọi là A.
Ở đây là tay cộc: Ta làm khoảng 13cm, AG chính là DT.
Tiếp theo ta hạ bắp tay: Công thức VN/10 + 3 (57 VN/10+3 = 8,7cm), là điểm AB hạ bắp tay.
Lấy điểm BC Ngang bắp tay: là ⅕ VN +- CĐ (57/5)+1=12,4cm.
Từ A lấy vào A1 1cm, từ A1 vẽ vào C, trên đường A1 C ta lấy 3 điểm bằng nhau là M O N. Từ M lấy cao lên khoảng 0,5 – 0,7 ly, vuông góc. Từ N cũng lấy xuống tương tự.
Vẽ nách:
Măng tay trước: Đi qua C, N xuống O, lên M và cong đến A1. Nối lại cho rõ nét tay, trơn mượt.
Măng tay sau: Từ O lấy lên 0,5 hoặc 0,7 là điểm to nhất và bé dàn đều về A1 và điểm C.
Sau khi có hai đường măng tay ta sẽ vẽ đến cửa tay: Với tay cộc: Từ điểm C kẻ 1 đường vuông góc đến G chếch vào 1 đến 1,5 phân.
Khớp tay: Tức ta khớp vòng nách và tay áo bằng cách làm theo công thức: Cộng thân áo và tay áo.
- Thân đo từ B2 đến hết vòng nách của thân sau đến C2 + B1 đến vòng nách hết C2 thân trước.
- Thân áo = Thân trước + thân sau ra kết quả.
- Phần tay áo: Đo hết măng ngoài đến C là măng to. Từ A đo đến C là măng bé, 2 măng cộng với nhau để ra tay áo.
Tiếp tục đo thực tế: Lấy thước dây đo đường cong nách thân trước được bao nhiêu ta cầm giữ lấy thước và để dưới vòng nách thân sau để đo. Ta được 30.5cm. Tương tự đo với tay áo: là 31 cm.
Lưu ý ta có thể để tay bằng với thân áo, hoặc dễ hơn thì để tay nhỏ hơn thân 1cm.
Trên đây là những hướng dẫn thiết kế thân sau đầm chữ A cơ bản cho bé 4 tuổi. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thiết kế thành công!